Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

“Đại gia” ngựa bạch tìm thấy hạnh phúc cuối cuộc đời

Cuộc kết hôn lần thứ tư của “Đại gia” Ngựa Bạch Nguyễn Hữu Trọng là một vụ đình đám ở Hà Thành. Nó đình đám không chỉ vì đám cưới này có thời gian dài kỷ lục, những 28 ngày, với lượng khách mời khổng lồ, mà nó còn đình đám bởi chú rể cưới vợ khi đã 79 tuổi, còn cô dâu mới 28 cái xuân xanh. Và một năm sau khi kết hôn, ông cho ra đời bé gái xinh xắn minh chứng phong độ “đàn ông” của mình.
Thiên hạ, kẻ thì dè bỉu ông “chơi chống bỏi”, người lại ghen tị rằng ông lên lão từ lâu rồi mà lấy được cô vợ trẻ đẹp thế. Tuy nhiên, nếu hiểu về ông nhiều hơn, sẽ không mấy người còn muốn dè bỉu, hay ghen tị với ông.


Người vợ đầu tiên – không tình yêu
Đại gia Ngựa Bạch Nguyễn Hữu Trọng sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ ông là công nhân, cha ông là công an. Vậy mà ông lại có tài kinh doanh. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, là bác sĩ, nhưng ông đã biết cách “xoay xở” để trúng thầu thi công phần nội thất của một loạt công trình lớn của nhà nước, như: Cung văn hoá Hữu nghị Việt – Xô, nhà hàng Thủy Tạ… Ông cũng là một trong bốn người đầu tiên mở quỹ tín dụng ở Việt Nam, là người đầu tiên mở thẩm mỹ viện ở Hà Nội… Giờ ông đang là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất Thực phẩm và Thực phẩm chức năng T hăng Long và là “đại gia” Ngựa bạch với mỗi năm vài chuyến tàu chở ngựa bạch từ Tây Tạng về Hà Nội. Ông đã từng ở vào hàng đại gia trong giới doanh nhân Việt Nam, tiền nhiều như nước. Tuy nhiên, chuyện riêng tư của ông lại không được suôn sử như… việc kiếm tiền.
Cuộc hôn nhân đầu tiên của ông thiếu mất điều quan trọng nhất, đó là tình yêu. Người vợ đầu tiên của ông là con gái ông Chủ tịch huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Bố ông lúc đó đang là Giám đốc mỏ than Quảng Ninh. “Nhà cô ấy với nhà tôi thế là cũng môn đăng hộ đối. Cô ấy hay qua nhà tôi chơi. Bố tôi hỏi cô ấy có muốn làm con dâu của ông không và cô ấy đồng ý”, ông kể. Còn ông lúc đó, trái tim đang rỉ máu vì sự tan vỡ của mối tình đầu đẹp như mơ.Bố ông kêu về cưới thì ông cũng về, nhưng “cưới xong, tôi đi lên Hà Nội ngay”.
Cuộc hôn nhân này đã sớm kết thúc một thời gian ngắn sau đó, khi ông trở về thăm nhà, bắt gặp bài thơ tình của một người bạn của mình – người đã cùng vợ ông đưa ông ra tận bến xe để lên Hà Nội. Với người vợ đầu tiên này, ông không có người con chung nào.
Người vợ thứ hai – chia tay trong luyến tiếc
Ông đến với người vợ thứ hai cũng qua mai mối, nhưng lần này thì ông yêu và được yêu. Một đồng nghiệp lớn tuổi cùng làm với ông ở Bệnh viện Việt – Đức thấy ông sống một mình mãi đã ngỏ ý muốn gả con gái cho và mời ông tới nhà chơi. Ông đã phải lòng ngay cô con gái làm giáo viên của người đồng nghiệp ấy. Ông lúc đó thì “oách” lắm, như ông tự nhận xét. Ông cao lớn, lại thường mặc quần áo trắng, đi giày mõm nhái, để kiểu đầu “đít vịt”, đúng mốt thời thượng bấy giờ. Đã thế, ông lại có lối nói chuyện cuốn hút, biết chơi guitar, kèn acmonica… lại giỏi nhảy đầm, nên ông “chấm” ai là người đó “chết”. 
Một thời gian sau đó, đám cưới của họ diễn ra, khi ấy, ông đã bước sang tuổi 40, còn vợ ông kém ông tới 20 tuổi. Người vợ này đã sinh cho ông ba người con. Bà đã cùng ông chia sẻ khó khăn củ những năm bao cấp một mình chăm sóc con cái đợi chồng về khi ông sang bên Nga học tập và sát cánh bên ông trong sự nghiệp kinh doanh. Khi nhớ về người vợ này, ông thường bùi ngùi kể: “Bà ấy thuộc thơ của tôi còn hơn tôi nữa”. Nhiều năm sau, khi không còn chung sống với nhau nữa, ông vẫn làm thơ tặng bà với những dòng đầy tình nghĩa thế này:
“Tôi với bà sống với nhau/ Nỗi buồn cũng có, đớn đau cũng nhiều/ Niềm vui chẳng được bao nhiêu/ Giờ hai ta đã xế chiều bà ơi/… Bà vui, tôi lại càng thương/ Bà buồn, tôi tự trách luôn cả mình…/Cuộc đời ngắn ngủi làm sao/Nếu tôi đi trước, thế nào bà ơi/ Bà vui, đừng buồn vì tôi/ Hẹn nhau ta lại tái hồi kiếp sau”. 
Cuộc hôn nhân thứ hai này đã kết thúc sau một chuyến đi công tác dài ngày của ông tới các tỉnh phía Nam cùng với hai cô gái xinh đẹp vừa mới tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ. Ông thanh minh rằng hoàn toàn trong sáng rằng ông chỉ coi hai cô gái đó như con và tuyển họ làm phiên dịch, nhưng vợ ông không tin. Cả hai đều tự ái cao và đã ly hôn trong lòng đều muốn ở lại. “Nhưng mũi tên đã bay ra và không thu lại được nữa. Thế là tôi và bà ấy chia tay nhau. Năm đó là năm 1992”, ông kể với giọng vẫn còn bần thần, ngậm ngùi.
Người vợ thứ ba – tưởng cảm hoá được, ai ngờ…
Cuộc hôn nhân thứ ba của ông ly kỳ như tiểu thuyết trinh thám. Lần đầu tiên, ông gặp vợ là trong một hội nghị về chữa bệnh không dùng thuốc vào năm 1997. Vợ tương lai của ông đi theo bạn ông – là bác của cô – đến hội nghị. Ông gặp, chào hỏi rồi… quên. Một ngày, bạn ông hốt hoảng gọi điện cho ông, nhờ ông cứu giúp cháu mình. Chẳng là cô, vì bất hoà với mẹ kế, lại không được bố quan tâm, đã bỏ nhà đi, xin vào làm ở một quán karaoke, ai ngờ đó là ổ mại dâm trá hình. Mỗi ngày, họ bắt cô tiếp tới hàng chục khách. Nếu không chịu tiếp khách, cô sẽ bị đánh đập dã man. Cô muốn bỏ trốn cũng không được, vì bị quản lý chặt cả ngày. Cô đã điện thoại về, cầu cứu bác và bác cô lại… cầu cứu ông. 
“Tôi cùng cậu lái xe tới nhà hàng kia. Tôi lót tay cho gã bảo kê 100.000 đồng, số tiền cao hơn hẳn bình thường vào những năm đó, yêu cầu dẫn đúng cô ấy tới gặp tôi. Thế là vài phút sau, cửa phòng bật mở, cô ấy bị đẩy vào. Tôi nhận ra đúng là cô ấy. Vừa nhìn thấy tôi, cô ấy đã quỳ xuống kêu “xin thầy cứu em, không thì em chết mất”. Tôi bối rối, chưa nghĩ được phương kế gì cứu cô ấy thì cậu lái xe bày cách, bảo tầm chiều tối, cô ấy phải giả vờ xin đi ra ngoài gội đầu, nhưng ra tới hàng gội đầu thì bắt taxi đến nơi tôi và cô ấy gặp nhau lần đầu tiên. Chúng tôi sẽ ở đó đợi cô ấy. Thế rồi chúng tôi đi về. Cô ấy đã làm theo và trốn thoát”, ông kể.
Sau đó, ông đã đưa cô gái về quê ở Bắc Ninh để “tĩnh dưỡng sau hoạn nạn vừa qua”. Cũng tại đây, ông đã mời những nghệ nhân hát Quan họ có tiếng dạy cô hát. Sau 6 tháng sống tại đây, cô gái như lột xác, “xinh đẹp lạ lùng, cô ấy hát Quan họ hay lắm”, ông kể với giọng điệu như thể vừa ngắm nhìn cô hát.
Sau đó, đám cưới diễn ra như định mệnh. Khi đó, ông 67 tuổi, còn vợ ông mới 18 tuổi. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài khoảng ba năm thì người vợ bỏ đi, không quên mang theo 500 triệu đồng của ông, bỏ lại cho ông đứa con chung của hai người. Ông đã suy sụp một thời gian dài, không phải vì mất số tiền lớn đó, mà vì lòng tin bị đánh cắp và vì sau tất cả những điều xảy ra, ông vẫn nhớ thương người phụ nữ đó và chịu cảnh gà trống nuôi con. Giờ đây, khi kể về những ngày tháng đó, ông vẫn buồn: “Con còn bé quá, mới hai tuổi, không biết gì, cứ khóc đòi mẹ, dỗ mãi không được. Con khóc mãi thành ra ốm, tôi phải ôm con cả ngày, bế nó đi dong khắp nơi. Đêm con ngủ, cặp cả hai chân vào cổ bố, đái cả vào cổ bố, mà bố vẫn phải chịu”. Về người vợ này, ông thở dài: “Tôi tưởng tôi cảm hoá được cô ấy, ai ngờ cô ấy vẫn ngựa quen đường cũ”.
Chồng 80, vợ 29 tuổi – vẫn hạnh phúc
Người vợ thứ tư của ông sinh năm 1981, là người Mường. Ông gặp người vợ này trong một buổi nói chuyện về văn thơ ở trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, khi đó, vợ ông đang là sinh viên khoa Văn của trường. Sau buổi nói chuyện, chị đã xin số điện thoại của ông như bao sinh viên khác. Nhưng một thời gian sau đó, chị đã gọi điện cho ông, kể rằng mẹ chị là y tá Đông Dương (một chương trình đào tạo y tá từ thời Pháp thuộc, được đánh giá rất cao), bà ngoại chị là thầy thuốc, bản thân chị cũng biết nhiều bài thuốc của người Mường và chị muốn theo học ông để làm thuốc. 

“Tôi đồng ý và để cô ấy ở vườn thuốc của tôi, cách Hà Nội 17 cây số. Một lần, tôi đến thăm vườn, thấy cô ấy đang chăm chỉ nhổ cỏ ngoài vườn, má ướt mồ hôi”, ông kể. Ông đã “tức cảnh sinh tình”, sáng tác ngay một bài thơ tặng cô. Cô im lặng nghe mà không nói gì, nhưng “vài ngày sau, tôi nhận được điện thoại của cô ấy. Cô ấy thuộc bài thơ của tôi tặng cô hôm đó. Cô ấy nói muốn làm vợ tôi”, ông kể tiếp. Thế là ông về quê, xin làm rể bố mẹ cô. 
Một đám cưới đàng hoàng đã diễn ra ở xứ Mường của cô. Tiếp đến, ông về Hà Nội, tổ chức một đám cưới kéo dài những 28 ngày. “Lúc đó, chúng tôi sống ở vườn thuốc của tôi. Vườn có gà thả theo đàn, cá trong ao, cây rau xanh tươi. Cứ có khách đến ăn cưới là tôi lấy cây nhà lá vườn ra đãi khách. Khách đến đủ một mâm thì làm một mâm. Khách đến đủ 10 mâm thì làm 10 mâm. Đám cưới dài 28 ngày, bạn bè tôi, không ai có thể nói lý do bận mà không tới dự được, nên tất cả đã đến chia vui với tôi”, ông kể.
Bí quyết giữ hạnh phúc trong cuộc hôn nhân lệch tới nửa thế kỷ tuổi tác này, ông cười khì khì bảo: “Tầm tuổi của cô ấy bây giờ thì phải 1 – 2 lần/ tuần, không thì cô ấy khinh. Tôi đáp ứng đủ. Hôm nào mát trời, tôi bảo “mẹ mày chuẩn bị trước”. Phải nhẹ nhàng, ý nhị, không được sỗ sàng”, ông tủm tỉm nói.
Khi ông kể câu chuyện này, vợ ông ngồi bên hoặc đi lại xung quanh với đứa con chung của hai người trong tay – một thiên thần xinh xắn mới 7 tháng tuổi – cúi đầu cười thẹn thùng. Chị đúng là phụ nữ Mường điển hình, da trắng, khuôn mặt trái xoan trên cái cổ thanh mảnh, ít nói và hay cười e lệ. Ở giữa Hà Nội, nhưng chị vẫn giữ kiểu tóc búi của phụ nữ Mường và ăn mặc giản dị. Chị không nói về tình cảm của mình với chồng, nhưng ánh mắt chị dành cho chồng luôn dịu dàng.
Với vẻ ngoài ưa nhìn cùng học vấn mà chị có, người ngoài không thể hiểu được tại sao chị lại yêu một người hơn chị tới 51 tuổi, dù rằng đó là người giàu có như ông. Chính chị cũng không hiểu điều này. Có lẽ chỉ có ông trời mới hiểu tại sao.
Mừng cho ông vì đã tìm thấy hạnh phúc khi đã đi gần hết cuộc đời.

Nguồn Internet

3 nhận xét:

  1. Đại gia tình, đại gia tiền
    Quả là "dai lão bách niên" xứng tầm
    Tiếng vang lan toả xa gần
    Nhà thơ - Bác sĩ chắc gân nhường nào
    Mọi người ngả mũ kính chào
    Tuổi già như cụ ai nào chẳng mơ !

    Trả lờiXóa
  2. Rather, a computer chip inside the machine chooses an end result utilizing “virtual reels,” which can embody completely different portions of the various symbols—more clean spaces, for instance, and fewer symbols for 배당사이트 giant jackpots. The bodily reels aren't spinning till they run out of momentum, as it might appear. Rather, the chips “tell” them where to stop the moment a buyer pulls the lever or pushes the button.

    Trả lờiXóa
  3. The dealer offers him- or herself one card face-down and the other card face-up. Each participant is principally half in} a separate recreation primarily based on the cards she or he is dealt and in relation to what the participant thinks the dealer has. Some casinos play with a lot as} as many as six decks, however at home one deck will just do fantastic. The dealer will then deal the cards to every participant and to him- or herself. The dealer must be standing or sitting across 메리트카지노 from the other gamers and all the time starts the take care of the person on his or her left.

    Trả lờiXóa